Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Dân chung cư Hà Nội khốn khổ vì kiến ba khoang tấn công

 Thời gian gần đây, người dân ở các khu chung cư Hà Nội đặc biệt là khu vực ngoại thành phản ánh cuộc sống bị đảo lộn do kiến ba khoang xuất hiện dày đặc.

Dân chung cư Hà Nội khốn khổ vì kiến ba khoang tấn công

Chị Trang, 28 tuổi, chung cư Dương Nội (Hà Nội) cho biết, khoảng gần 1 tháng nay, nhà chị bị hàng đàn kiến ba khoang tấn công.

“Nhà tôi ở tầng 22 chung cư nhưng cứ 8-9 giờ tối, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều, bám dày đặc trên bờ tường, bóng đèn và ghế sofa, làm cách nào cũng không đỡ. Nhiều hộ gia đình tại đây cũng phản ánh tình trạng tương tự”, chị Trang kể.

Xem thêm: Kiến ba khoang - Dấu hiệu và nhận biết

Hàng đàn kiến ba khoang xuất hiện tại gia đình chị Trang

Nhấn để phóng to ảnh

Hàng đàn kiến ba khoang xuất hiện tại gia đình chị Trang

Chung cảnh ngộ, anh Hiệp, 34 tuổi, chung cư Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) cũng cho biết, mấy tuần nay gia đình anh “mất ăn, mất ngủ” vì kiến ba khoang tấn công. “Cách đây 5 ngày, tôi bị kiến bò vào tay, theo phản xạ, tôi lấy tay gạt ra thì bị bỏng rát, sưng phồng, phải bôi thuốc nhiều ngày liền mới đỡ”, anh Hiệp kể.

Dù đã đóng hết cửa sổ, cửa chính và tắt bóng đèn vào buổi tối nhưng gia đình chị Huyền (38 tuổi) hiện sống ở một chung cư quận Hà Đông vẫn bị kiến ba khoang bò vào nhà. Cách đây vài ngày, khi đang ngủ, người con trai chị Huyền vô tình nằm đè vào kiến, khiến nọc độc tiết ra làm chân bị bỏng rộp, đau rát.

“Con đang ngủ bỗng nhiên khóc thét, tôi bật đèn dậy kiểm tra thì thấy hàng chục con kiến ba khoang bò rải rác trên tường. Sau đó, tôi phải rửa xà phòng, nước muối và bôi thuốc để làm dịu vết đau cho con”, chị Huyền nói.

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào buổi chiều tối

Nhấn để phóng to ảnh

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào buổi chiều tối
Nhiều gia đình sống ở các chung cư Hà Nội khốn khổ vì bị kiến ba khoang tấn công

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều gia đình sống ở các chung cư Hà Nội khốn khổ vì bị kiến ba khoang tấn công

Cũng theo chị Huyền, tòa nhà chị ở ngoại thành Hà Nội, xung quanh là cánh đồng, hồ nước nên kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Nhiều gia đình sống gần đó cũng gặp tình cảnh khốn khổ vì bị kiến tấn công, phải đi viện điều trị.

“Người dân ở đây phải góp tiền phun thuốc và lắp lưới chống côn trùng nhưng vẫn không đỡ, kiến vẫn xuất hiện. Nhiều gia đình có con nhỏ phải mang con đi gửi ông bà, hoặc đến nhà người thân sống tạm”, chị Huyền kể.

Các chuyên gia y tế cho biết, hiện đang là mùa cao điểm kiến ba khoang hoành hành, với những yếu tố thuận lợi như thời tiết, thức ăn để kiến ba khoang phát triển. Đặc biệt là đối với các khu dân cư sống cạnh cánh đồng, ao hồ, nơi có nhiều thực vật là nguồn thức ăn cho kiến.

Trong kiến ba khoang có một chất độc tên là Pederin, có độc tính cao gấp từ 12 đến 15 lần chất độc của rắn hổ mang. Chất này gây ức chế phân bào, người dân không biết khi gặp kiến ba khoang thường dùng tay đập, sau đó bị chất độc dính vào tay dẫn đến viêm da tiếp xúc với côn trùng. Tại cùng tổn thương, người bệnh có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Ths. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, cho biết kiến ba khoang thường xuất hiện vào buổi chiều tối, theo ánh sáng điện bay vào nhà. Thực kế, loài vật này không đốt người mà trong cơ thể chúng có độc tố, khi dùng tay đập, giết kiến nọc độc này dính vào da gây tổn thương.

“Khi gặp kiến bò thì tuyệt đối không được đập, giết bằng tay mà phải dùng chổi quét đi hoặc dùng thuốc diệt côn trùng. Nếu như phát hiện bị ảnh hưởng bởi chất độc kiến ba khoang thì tùy theo mức độ để xử lý, nhẹ thì có thể bôi thuốc giúp vết thương giảm khó chịu, nặng thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị”, bác sỹ Cấp nói.

Do là loài ưa ánh sáng đèn ban đêm, nên để hạn chế kiến bay vào nhà các gia đình nên đóng cửa, buông rèm, tắt điện, dùng lưới chắn côn trùng. Ngoài ra, có thể bật điện ngoài ban công để thu hút kiến, phía dưới đặt một chậu nước. Kiến ba khoang thấy ánh sáng sẽ bay vào, rơi xuống chậu nước.

Nguồn: dantri.com


Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

CHẾ BIẾN DẦU ĂN TỪ "LOÀI MỐI" ???

"Mối" là cái tên đã trở nên rất quen thuộc nhưng có rất nhiều điều bí ẩn về loài côn trùng này mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.


Mối sợ ánh sáng và không bao giờ ngủ!

Không giống như con người chúng ta, mối không bao giờ ngủ

Cũng giống như trong những câu chuyện ngày xưa những con Ma cà Rồng chúng không thích ánh sáng mặt trời và Ma cà Rồng có thể chết nếu tiếp xúc phải ánh sáng mặt trời, đó là lý do vì sao mối thường chỉ sống trong lòng đất

Xem thêm: Tổ mối lớn nhất thế giới

Mối có thể dùng để chế biến dầu ăn

Mối đã có mặt trên trái đất này từ thời còn khủng Long, cho đến nay thì loài mối đã tồn tại trên 250 triệu năm. Số lượng cá thể loài mối nhiều hơn loài người chúng ta. Mối chúa có thể sống đến từ 15 đến 25 năm. Mối chúa có thể đẻ 40.000 trứng mỗi ngày. Có thể nói hàm lượng protein trong mối cao hơn thịt bò. Cũng chính vì vậy mà món mối chiên giòn được bán như một loại thức ăn nhanh ở các nước tiên tiến nhất thế giới.. Ở  một số nước mối được dùng để chế biến dầu ăn…

Cách loài mối "tham nhũng"

Nhìn cách tấn công và phá hoại của lũ mối, người ta không khỏi liên tưởng tới bọn tham nhũng trong các quốc gia hiện nay. Mối ưa bóng tối thì tham nhũng cũng chẳng ưa gì ánh sáng hay minh bạch. Mối sinh sản theo cấp số nhân thì tham nhũng cũng rất dễ lây lan. Mối nguy hiểm do "phá hoại có tổ chức" thì tham nhũng cũng cực kỳ nguy hiểm khi chúng hành động có hệ thống. Mối tấn công vào cái nhà – vào các công trình xây dựng - còn tham nhũng thì tấn công vào một đất nước – vào đời sống của xã hội. 

Càng nhiều tham nhũng đất nước càng nghèo đi, càng yếu đi và có thể dẫn đến sụp đổ như một căn nhà gỗ bị mối xông vậy.


Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

BẢN TIN COVID19

BẢN TIN COVID19

---

🦠 Tổng số ca mắc: 420 ca
- Tính đến 6h ngày 27/7: Việt Nam có tổng cộng 420 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 26/7 đến 6h ngày 27/7: 0 ca mắc mới.

🏢 Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.954, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 232
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.922
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 800

💊 Tình hình điều trị:
- Đến chiều 26/7:
+ BN418 hiện vẫn còn sốt nhẹ, đang được thở máy, được nuôi ăn qua sonde. Các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng. Khả năng bệnh nhân sẽ còn tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài.
Bệnh nhân này bị viêm đường hô hấp cấp nặng do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.
Trước đó, ngày 21/7, bệnh nhân điều trị tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm, trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp.
+ BN416 tiên lượng vẫn rất nặng, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục trong thời gian dài.
Đà Nẵng đã bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt, các dịch vụ khử trùng tại Đà Nẵng đang rất được quan tâm!



Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

CHUỘT NHẮT MẠNH VÀ HUNG DỮ HƠN CHÚNG TA NGHĨ

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


CHUỘT NHẮT MẠNH VÀ HUNG DỮ HƠN CHÚNG TA NGHĨ RẤT NHIỀU

Ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... ở miền Tây. Khách hàng của chúng tôi vẫn hay gọi kêu ca rằng Chuột cắn chết Gà, Vịt ở những năm gần đây.


Với các động vật như chim nuôi thì lại càng không thể nào là đối thủ của Chuột.
Vậy thì...........


- Bạn có biết cách để người ta tính toán xem đó là loài động vật mạnh hay yếu bằng cách nào không?
- Người ta dùng kích cỡ trung bình để tính, và dựa vào đó người ta kết luận:
1️⃣ Nếu con Chuột to bằng con Mèo > nó đập chết 1 con Chó là chuyện hiển nhiên.
2️⃣ Nếu con Chuột nhắt to như con Chó > nó thừa sức phập chết 1 con Ngựa.
3️⃣ Còn nếu nó to bằng con Ngựa > thì nó không ngán bất cứ con vật nào thậm chí nó đục thủng cả căn nhà bạn chỉ trong vài phút!

=>> Đặc tính của loài chuột

📌 Dựa vào kích cỡ trung bình, người ta tính toán được chuột được xếp top động vật mạnh thực sự và bạn thấy đó, nó chỉ bé xíu mà đã gây biết bao nhiêu phiền phức cho bạn

Xem thêm: Bẫy chuột thông minh 2 ngăn

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Chuột tại phòng trọ - Câu chuyện không của riêng ai

Một trong những khách hàng của chúng tôi _ Thu Hương (sinh viên ĐH Luật Hà Nội) kể lại: Vượt hơn 100 km bằng xe gắn máy từ Nam Định lên Hà Nội vì thế có phần mệt mỏi. Cô như chìm luôn vào giấc ngủ khi vừa đặt mình xuống phòng trọ. Cô cũng không kịp mắc màn như thường ngày.

Nửa đêm, bỗng Hương kêu lên thất thanh khiến cả phòng trọ mấy người hoảng hốt bật dậy. Mọi người vội vàng chạy ra bật điện thì phát hiện một vết xước nhỏ ở ngón chân của Hương.

Cô bạn vẫn run run kể lại: “Mình thấy đau đau ở đầu ngón chân nên vung chân ra mới biết là vừa bị chuột cắn. Bây giờ mình vẫn còn sợ”. Không chỉ có trường hợp của Hương, nhiều sinh viên ở các khu ký túc xá cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười như thế.

 “Phòng mình ở trên tầng 5 của khu ký túc xá nữ. Là con gái nên việc sợ chuột là chuyện bình thường. Có hôm đang ngủ mình nghe thấy tiếng khóc thút thít. Ban đầu tưởng mình nằm mơ nhưng cứ thấy khóc mãi mình bật đèn ra xem hóa ra chị cùng phòng đang ngồi bó gối khóc một mình. Hỏi ra thì mới biết là vì chuột gặm tay rồi chui xuống gầm giường. Chị sợ quá không dám đuổi sợ nó lại bò lên giường nên ngồi khóc” – Đỗ Nụ dí dỏm tâm sự.

Thậm chí, có những khu trọ chuột náo loạn đến mức người ở trọ nghĩ là có “kẻ trộm”.

Còn rất nhiều câu chuyện về chuột trong phòng trọ, mỗi câu chuyện lại mang đến cho chúng ta sự khó khăn khác nhau. Cho nên, để có một không gian làm việc thoải mái và hiệu quả nhất, cần tìm những phương pháp phù hợp để giải quyết lũ chuột một cách triệt để các bạn nhỉ? :D

> Bẫy lồng thông minh hai ngăn

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Những tác hại khi Chuột trên xe ô tô gây ra

Những tác hại khi Chuột trên xe ô tô gây ra

Chuột trên ô tô gây tác hại rất lớn với xế yêu của bạn. Sau đây là 4 tác hại chính của chuột với ô của bạn.

Gây mất vệ sinh khoang nội thất xe hơi

Khi làm tổ trong xe ô tô, chuột sẽ khiến cho không gian xe mất vệ sinh vì rác bẩn và có mùi hôi thối khó chịu. Chưa kể đến chuột sẽ gặm nhấm nội thất xe, gây hỏng hóc các bộ phận này. Tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến chất lượng tiện nghi của xe cũng như khiến không khí trong xe bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Gây ảnh hưởng xấu đến lọc gió

Không chỉ gây mùi khó chịu, việc chuột xuất hiện trên xe ô tô còn gây ảnh hưởng xấu đến bộ phận lọc gió của xe. Bởi khi xe có mùi, lọc gió ở động cơ và cả hệ thống điều hòa phải hoạt động với công suất nhiều hơn, ảnh hưởng đến độ bền của bộ phận này.

Gây hại đến khoang máy

Có thể nói, khoang máy ô tô ấm áp là nơi mà loài chuột rất thích. Ngoài ra, việc chủ xe không thường xuyên mở khoang máy để kiểm tra nên bộ phận này trở thành nơi trú ngụ thật sự an toàn đối với chuột.
Thế nhưng việc loại gặm nhấm này xuất hiện trong khoang máy ô tô chứa nhiều hiểm họa khôn lường. Ngoài việc gây mất vệ sinh, phải kể đến tình trạng chuột cắn dây điện, dây curoa gây ảnh hưởng đến hoạt động của khối động cơ và loạt bộ phận xe hơi quan trọng khác. Không loại trừ tình huống chuột phá hoại cả khoang làm mát động cơ, khiến xảy ra tình trạng động cơ xe ô tô bị nóng... 

Gây cháy nổ xe ô tô

Trên thị trường ô tô ghi nhận nhiều trường hợp động cơ bị cháy, xe đang di chuyển thì bốc khói do... chuột. Theo đó, khi chuột cắn dây điện gây ra tóe tia lửa điện, trong quá trình di chuyển nếu như tia lửa điện bén vào xăng sẽ khiến xe bốc cháy và có nguy cơ phát nổ.

Một vài mẹo chống chuột trên ô tô

Thường xuyên vệ sinh xe ô tô sạch sẽ

Đây chính là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi đúng đắn nhất trong mọi trường hợp, tất nhiên bao gồm cả chống chuột trên xe ô tô. Việc vệ sinh ô tô sẽ phát hiện và sớm xử lý được tình trạng chuột trên xe. Không chỉ có vậy, vệ sinh sạch sẽ còn giúp nội thất xe được bền hơn, cùng với đó là mang đến không gian trong lành rất tốt cho phong thủy xe hơi và cả sức khỏe của người sử dụng. 
Ngoài vệ sinh xe, chủ nhân cũng nên chủ động đưa xế yêu đi bảo dưỡng. Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và sẽ xử lý nhanh gọn, triệt để những hỏng hóc do chuột gây ra (nếu có). 

Thường xuyên kiểm tra khoang máy động cơ

Cần kiểm tra khoang máy động cơ xe thường xuyên hơn để hạn chế có chuột trên ô tô, hoặc nếu có thì sớm xử lý tình trạng này. Đặc biệt đối với những chiếc xe lâu không dùng tới, chủ xe vẫn nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và nổ máy để giúp động cơ hoạt động bền hơn và khiến cho lũ chuột không dám tung hoành như 'chốn không người'.
Chủ xe hoàn toàn có thể tự vệ sinh khoang máy động cơ hay vệ sinh nội thất xe tại nhà, tuy nhiên theo các bác tài nhiều kinh nghiệm, tốt nhất chủ xe nên đưa xế ra gara. Bởi nếu vệ sinh không cẩn thận thì sẽ khiến khoang máy động cơ bị ẩm ướt, càng dễ hỏng hóc. Ngoài ra nếu không xử lý triệt để mùi chuột trong khoang máy, thì không thể chống chuột trên xe ô tô hiệu quả. Bởi chuột sẽ vẫn quen mùi và tiếp tục tìm mọi cách để vào khoang máy của xe ô tô.

Đừng quên đóng cửa xe

Quên đóng cửa xe hay quên hạ cửa kính xe là nguyên nhân khiến chuột dễ lọt vào và 'làm tổ' trên xe. Chính vì vậy, trước khi tắt máy dừng đỗ xe, chủ xe nên cẩn thận kiểm tra lại để chắc chắn mình đã đóng cửa. Bởi không chỉ là chống chuột vào xe, việc đóng cửa xe cũng giúp cho chủ xe bảo vệ tài sản của chính mình.

Không nên ăn uống trên xe

Ăn uống không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khoang xe mà còn dễ khiến các nội thất bị ăn mòn, nhanh cũ và hỏng hóc. Ngoài ra, không vệ sinh xe sau khi ăn uống còn tạo điều kiện thu hút chuột xuất hiện nhiều hơn. Hạn chế ăn uống và để thức ăn trên xe để bảo vệ xế yêu khỏi sự tấn công của lũ chuột.

Lắp thêm lưới lọc gió

Hãy tân trang độ chắc chắn của bộ phận lọc gió bằng việc lắp thêm tấm lưới bằng kim loại hoặc inox cứng cáp. Chuột sẽ khó lòng mà tấn công được 'cánh cửa' bảo vệ khoang máy này để tiến vào bên trong. Không chỉ chống chuột trên xe ô tô, biện pháp này còn giúp chủ xe đối phó với sự xâm nhập của côn trùng, rắn rết, lá và các rác bẩn nhỏ...

Trang bị máy đuổi chuột

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy có tác dụng chống chuột trên xe ô tô. Máy phát ra sóng tần đuổi chuột đến gần và không hề gây tổn hại đến sức khỏe của con người.
Hoặc chủ xe cũng có thể tham khảo một số mẹo chống chuột trên xe ô tô hiệu quả như dùng long não, băng phiến hoặc tinh dầu đuổi chuột. Theo đó đặt những thứ này vào trong khoang máy để xua đuổi chuột đến gần và thường xuyên kiểm tra tác dụng của nó. Tất nhiên, cũng có người thành công nhưng cũng không ít người lắc đầu vì những mẹo này không 'xi nhê' đối với lũ chuột.

Sử dụng dịch vụ diệt chuột

Dù đã áp dụng nhiều phương pháp diệt chuột khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được lũ chuột. Bởi khu vực bạn sinh sống có quá nhiều chuột, sau vài ngày nó lại chạy lại và lại gây ảnh hưởng tới xe của bạn. Giải pháp đưa ra là bạn cần diệt triệt để lũ chuột. Liên hệ đơn vị dịch vụ diệt chuột gần khu vực bạn ở nhất để có những phương án hợp lý.


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Một số loại bẫy chuột thường được sử dụng trong hộ gia đình

Các loại bẫy chuột thường gặp

Cũng như các dụng cụ khác, mỗi loại bẫy chuột có một chức năng riêng. Do đó, khi chọn mua bẫy chuột, bạn cũng cần chú ý đến chức năng chính của chúng và so sánh với nhu cầu của mình để chọn ra một loại bẫy phù hợp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bẫy chuột, cùng tham khảo nhé!

Bẫy chuột hình bán nguyệt

Dùng để bắt những con chuột nhỏ như chuột nhắt và đặt ở những nơi chuột chạy qua. Mỗi cái bẫy chỉ bắt được một con chuột và khiến nó chết tại chỗ. Do đó, nếu chọn loại bẫy này, bạn phải mua số lượng nhiều để đặt ở nhiều nơi.

Bẫy chuột răng cưa

Bẫy chuột bàn răng cưa là bẫy chuột thông dụng. Vì chúng dễ sử dụng, bắt được cả chuột lớn và chuột bé. Chuột chỉ cần chạm nhẹ là sập bẫy.

Tuy nhiên, cũng như bẫy chuột bán nguyệt, bẫy răng cưa cũng có nhiều mặt hạn chế. Bởi vì thông thường chúng ta chỉ sử dụng bẫy diệt chuột theo phương pháp thủ công nên tính hiệu quả không cao, khó có khả năng bắt được nhiều chuột trong cùng một lúc. Ngoài ra, nhiều người còn sơ ý đặt bẫy chuột vào một số vị trí nhiều người đi lại khiến có số người đó va vào bẫy chuột khiến thân thể bị thương.

Keo dính chuột

Cũng là một hình thức khác của bẫy chuột hình bán nguyệt. Nhưng chất hóa học trong keo sẽ khiến chuột bị tiêu diệt. Keo dính chuột có thể diệt hết mọi loại chuột bất kể lớn nhỏ.

 

Bẫy chuột lồng

Dùng để bắt cả đàn hoặc trọn ổ chuột, không phân biệt là chuột nhỏ hay lớn. Đây là loại bẫy khá hiệu quả nhưng lại mất thời gian dụ chuột vào lồng. Tuy nhiên, nó được nhiều người ưa chuộng vì dễ sử dụng và khá hiệu quả trong việc diệt chuột trọn ổ.

Hiện nay, bên công ty Thái Dương mới cho ra một sản phẩm bẫy lồng với vô cùng tiện dụng mà giá cả lại phải chăng.

Liên hệ tại đây

 

Một số loại bẫy chuột tự chế độc đáo

Dưới đây là một vài hình ảnh thú vị về các loại bẫy chuột thông minh tự chế tại nhà!






Nguồn: https://contrungmiennam.com.vn/cac-loai-bay-chuot-thong-minh-va-hieu-qua.html

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Xterm là giải pháp kiểm soát mối (termites) hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Hệ thống bả được thiết kế giúp việc kiểm soát mối nhanh gọn, hiệu quả; tổ mối được loại bỏ hoàn toàn mà không cần sử dụng các biện pháp khoan, đục vào cấu trúc của tòa nhà; ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng thuốc diệt mối dạng lỏng – Wazary 10FL với khả năng diệt mối không mùi và được phê chuẩn chất lượng bởi Cục Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) trong việc sử dụng tại lưu vực nước chảy.

Kiểm soát nhanh

Xterm™ là hệ thống bả có hiệu quả kiểm soát mối nhanh nhất trên thị trường với thời gian trung bình diệt hoàn toàn tổ mối từ 4 đến 6 tuần.

Hiệu quả được chứng minh

Xterm™ là một trong số ít hệ thống bả thương mại trên thị trường, được thử nghiệm và có kết quả chứng minh về hiệu quả diệt hoàn toàn tổ mối,ngay cả khi những tổ mối này nằm sâu dưới mặt đất và cách xa công trình đang gây hại.

Thân thiện với môi trường

Sản phẩm của Sumitomo Chemical với thiết kế đặc biệt, nâng cao độ an toàn cho gia đình, trẻ em và vật nuôi. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về ngôi nhà luôn được bảo vệ.

Không khoan đục vào nền

Trong hầu hết các trường hợp, trạm nhử mối trên mặt đất (Above ground – AG) có thể cố định trên tường bằng băng dính 2 mặt; và trạm chôn trong nền (In ground – Ig) được lắp đặt xung quanh công trình để tạo hàng rào ngăn chặn mối tấn công từ bên vào trong công trình.

Hệ thống báo cáo nhanh chóng

Hệ thống quét phát hiện dấu hiệu mối nhạy bén hỗ trợ việc kiểm soát hoạt động của mối xung quanh trạm bả.
Diệt mối tận gốc bằng phương pháp Xterm liên hệ Hotline 0948868379



Mối là gì?
Mối là côn trùng xã hội thường được gọi là kiến ​​trắng. Chúng có kích thước nhỏ (4 – 11 mm), cơ thể được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Tổ mối bao gồm nhiều nhóm (hay còn gọi là đẳng cấp) khác nhau, đảm nhiệm chức năng riêng biệt, trong đó mối chúa là cá thể lớn nhất và quan trọng nhất của tổ mối.
Mối thuộc bộ Cánh Bằng (Isoptera). Tên gọi này bắt nguồn từ đôi cánh có kích thước bằng nhau, (iso=bằng nhau và pteron=cánh). Mối có hai cặp cánh dài, mảnh mai, với kích cỡ và hình dạng tương tự. Sau khi bay giao hoan, phân đàn, mối rụng cánh, con đực và con cái bắt cặp để tạo nên một tổ mới.
Tổ mối đặc trưng bởi sự phân chia lao động theo các đẳng cấp khác nhau. Các cá thể trong tổ mối cùng chia sẻ thức ăn, nơi ở. Tổ mối bao gồm các đẳng cấp như: mối thợ, mối lính và mối sinh sản. Không giống như các côn trùng xã hội khác, nhóm sinh sản thường là cá thể cái, trong khi nhóm sinh sản của mối bao gồm cả con đực và cái.

Tổ Mối

Mối Thợ
Mối thợ là những cá thể đực, cái chưa trưởng thành và có số lượng lớn nhất trong tổ mối. Chúng đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm, tích trữ thức ăn, chăm sóc toàn bộ cá thể khác trong tổ, xây và sửa chữa tổ. Mối thợ là đẳng cấp duy nhất có khả năng phân giải cellulose trong gỗ, nhờ sự cộng sinh của trùng roi trong ruột. Thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy hoạt động của mối thợ trong những đường mui kiếm ăn hoặc các cấu kiện bị mối tấn công.
Mối Lính
Mối lính là những cá thể đực và cái chưa trưởng thành về thể chất và sinh sản, có chức năng chính là bảo vệ tổ. Hàm mối lính bị biến đổi hình dạng để phù hợp với chức năng bảo vệ, do đó chúng không thể tự ăn và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng do mối thợ cung cấp. Mối lính không có mắt, tuy nhiên, đối với một số họ mối, những cá thể mối lính được phát triển từ nhóm sinh sản có thể xuất hiện cơ quan chức năng như mắt. Việc định loại các loài mối thường dựa vào các đặc điểm hình thái của mối lính bao gồm đầu, hàm và mũi.
Mối Sinh Sản
Mối sinh sản bao gồm mối chúa, vua và mối cánh. Mối cánh có hai cặp cánh với kích thước bằng nhau, đôi mắt linh hoạt và có khả năng chống chịu mất nước. Mối cánh thường bị nhầm lẫn với kiến cánh, do đó trong nhiều trường hợp chúng ta thường không nhận biết được sự tồn tại của mối ở xung quanh công trình.
Mối sinh sản có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tổ mới, trong đó mối vua, chúa: là những cá thể mối cánh sống sót và bắt cặp thành công tạo nên tổ mới sau khi bay phân đàn.
Trong trường hợp khi kích thước tổ mối quá lớn, mối chúa quá tuổi không thể đẻ trứng để duy trì tổ, thì mối sinh sản thứ cấp được phát triển để đẻ trứng thay thế. Mặc dù số lượng trứng của chúng ít hơn so với lượng trứng của mối chúa ban đầu, tuy nhiên số lượng mối thứ cấp có thể lên tới hàng trăm cá thể trong một tổ, do vậy lượng trứng của tổ tăng lên rất nhiều khi mối chúa chết. Ngoài ra, mối sinh sản thứ cấp có thể được phát triển từ mối thợ non khi chúng bị tách ra khỏi tổ. Tuy nhiên, chúng chúng thường không có cánh và có hình dạng giống mối thợ có kích thước lớn.
Nguồn tham khảo : https://www.xterm.com/

Thuốc diệt mối PMC 90

Là loại thuốc dùng trong phương pháp diệt mối bằng phương pháp sinh học.

Thuốc diệt mối PMC 90 - Dùng để diệt mối và diệt côn trùng gây hại.Đây là Được bộ y tế cấp phép tại Việt Nam.Hiệu quả cao, rỏ rệt, an toàn với người và động vật

Cách dùng : 


  • Diệt tận gốc tổ mối với một lượng thuốc rất nhỏ ( 100g thuốc đã có thể lây truyền tiêu diệt cả tổ mối hàng triệu cá thể ). Diệt tận gốc hệ thống tổ mối, nhất là đối với mối nhà - Coptotermes formosanus.
  • Khi phun thuốc  PMC 90 DPmối khi dính thuốc chạy về tổ gây rối loạn cho toàn bộ tổ mối, kể cả mối bảo vệ cũng dính thuốc. Lượng mối dính thuốc sau khi chết sẽ làm mất cân bằng sống tại trung tâm tổ mối.
  • Các yếu tố : Dưỡng khí, thức ăn, nước, độ ẩm...dần mất đi. Nhiệt độ bị thay đổi đột ngột. Tất cả điều kiện sống của tổ mối bị thay đổi, gây nên cái chết hàng loạt, dẫn tới cả tổ mối bị tiêu diệt.
  • Xử lý bằng thuốc PMC 90 DP , mối bị tiêu diệt triệt để. Do đó, mối không có điều kiện phát sinh kháng thuốc.
Xem thêm chi tiết cách diệt mối tận gốc tại : https://contrungmiennam.com.vn/diet-moi-tan-goc.html